18/07/2022
Agile là một triết lý với nhiều phương pháp hữu hiệu trong công nghệ thông tin. Cùng tìm hiểu Agile Scrum là gì và quy trình vận hành của phương pháp này nhé.
Có rất nhiều phương thức để phát triển các dự án phần mềm theo quy chuẩn và triết lý Agile. Một trong số đó chính là phương pháp Agile Scrum, một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải thích Agile Scrum là gì cùng các công cụ và cách vận hành quy trình Scrum hiệu quả.
Scrum là một quy trình phát triển phần mềm được xây dựng dựa theo phương pháp Agile. Chính vì thế, phương thức Scrum tuân thủ theo các nguyên tắc của Agile Manifesto là điều đương nhiên. Tuy nhiên, Agile và Scrum không phải là một nhé. Bởi Agile là phương pháp gồm những giá trị cốt lõi và nguyên tắc còn Scrum là quy trình hiện thực hoá giá trị và cốt lõi đó.
Sau khi đã hiểu được Agile Scrum là gì và để có thể dùng được Scrum thì bạn cần hiểu và vận dụng hiệu quả các thành tố tạo nên Scrum. Các thành tố đó là các giá trị cốt lõi, là ba trụ cột của Scrum, các vai trò, các sự kiện cùng những công cụ đặc thù của quy trình. Dưới đây chính là ba giá trị cốt lõi của Scrum.
Muốn thành công dự án với Scrum thì các thông tin liên quan tới quá trình phát triển phải được thông suốt và minh bạch. Các thông tin đó có thể là tiến độ công việc, yêu cầu của khách hàng, tầm nhìn, các khúc mắc và rào cản, các công cụ và cuộc họp,… Từ đó, mọi người ở vai trò khác nhau có đủ thông tin cần thiết để tiến hành các quyết định nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
Công tác thanh tra được tiến hành liên tục với các hoạt động trong Scrum luôn đảm bảo trong việc phát lộ những vấn đề cũng như giải pháp để thông tin đưa ra được đa dạng và hữu ích hơn đối với các bên tham gia dự án. Truy xét kỹ lưỡng và liên tục chính là cơ chế khởi đầu cho việc thích nghi và cải tiến liên tục trong quy trình Scrum.
Scrum rất linh hoạt tương tự như các phương pháp Agile khác nên nhờ đó, quy trình này sở hữu khả năng thích nghi rất cao. Dựa vào các thông tin minh bạch hoá từ quá trình thanh tra và làm việc trong dự án, Scrum có thể phản hồi lại những thay đổi theo chiều hướng tích cực và từ đó mang lại thành công cao hơn cho dự án.
Như đã nói, các thành tố tạo nên Agile Scrum không thể thiếu sự góp mặt của các công cụ đặc thù. Và, các công cụ đó sẽ được liệt kê dưới đây cho bạn nắm rõ hơn.
Đây là danh sách ưu tiên của các tính năng hoặc các đầu ra khác của dự án. Danh sách này cũng có thể hiểu như là một bản liệt kê các yêu cầu của dự án đó. Product Owner sẽ là người chịu trách nhiệm sắp xếp độ ưu tiên cho từng hạng mục của Product Backlog dựa vào các giá trị do họ định nghĩa.
Đây là bản kế hoạch cho một Sprint sau khi kết thúc một buổi họp lập kế hoạch. Với sự kết hợp của Product Owner, nhóm sẽ tiến hành phân tích các yêu cầu theo từng độ ưu tiên từ cao xuống thấp để có thể hiện thực hoá những hạng mục trong Product backlog được trình bày dưới dạng danh sách công việc (TODO list).
Các công cụ đặc thù của một quy trình Scrum cần có
Đây là biểu đồ được sử dụng để hiển thị xu hướng của dự án dựa trên lượng thời gian cần thiết còn lại nhằm hoàn thành công việc. Burndown Chart còn được dùng để theo dõi tiến độ của Sprint hoặc của cả dự án đó. Biểu đồ Burndown không phải là một thành tố tiêu chuẩn của Scrum theo như định nghĩa mới nhưng vẫn được ứng dụng rộng rãi nhờ tính hữu ích cao.
Sau khi đã nắm được các thông tin về giá trị cốt lõi cũng như công cụ của một quy trình Scrum, bạn cần tìm hiểu thêm về cách mà quy trình này vận hành nhằm ứng dụng vào dự án của mình. Dưới đây là cách vận hành của quy trình Agile Scrum:
Cách mà một quy trình hệ thống Scrum vận hành
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được Agile Scrum là gì, đồng thời nắm được các thông tin về giá trị cốt lõi, công cụ và cách vận hành của quy trình. Sử dụng chiến thuật có giá trị hơn làm trước nên Scrum luôn mang lại nhiều giá trị cao hơn cho chủ dự án và nâng cao hiệu suất làm việc.