08/04/2022
Bạn có bao giờ gặp khó khăn trong việc trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng liên quan đến điểm mạnh và điểm yếu của bản thân không?
Yêu cầu mô tả về điểm mạnh, điểm yếu là một trong những nội dung phổ biến nhất khi đi xin việc. Tuy khá đơn giản nhưng những câu hỏi kiểu này vẫn khiến không ít ứng viên lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu. Vậy làm thế nào để tạo được dấu ấn trong mắt nhà tuyển dụng khi được hỏi về điều này?
Tham khảo nội dung mà chúng tôi sẽ đề cập sau đây để có những gợi ý trả lời “ăn điểm” cho riêng bạn.
Ngay cả khi bạn không được hỏi câu hỏi này, bạn cũng nên nhận thức được những điểm mạnh của mình và những lợi ích bạn có thể mang lại cho công ty cũng như vị trí đang ứng tuyển. Trong trường hợp bạn không chắc chẳn về điểm mạnh của bản thân, hãy hỏi một số đồng nghiệp hoặc bạn bè và xem những phẩm chất nào của bạn được họ đánh giá cao.
Sau đây là một số điểm mạnh gợi ý:
Một thực tế rõ ràng rằng tất cả chúng ta đều có những điểm yếu nhưng hiếm khi muốn thừa nhận chúng. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, bởi vì khi đưa ra câu hỏi này, người phỏng vấn không thực sự muốn biết chính xác điểm yếu của ứng viên là gì, mà thông qua phản hồi từ bạn, họ sẽ đánh giá khả năng phân tích, khả năng xây dựng kế hoạch hay chiến lược để khắc phục những nhược điểm hiện tại, và hơn hết là mức độ bạn nhận thức về chúng và đã cải thiện được bao nhiêu phần trăm những điểm còn tồn tại của bản thân.
Tốt nhất, hãy lên kế hoạch cho những gì bạn sẽ nói và đừng đề cập đến những điểm yếu khiến bạn không phù hợp với vị trí đang ứng tuyển.
Một số ví dụ về điểm yếu:
Bạn có thể được hỏi về cả điểm mạnh & điểm yếu của mình trong một câu hỏi, hoặc có khi bạn sẽ được hỏi về chúng trong hai câu hỏi tách biệt. Trong trường hợp đồng thời được hỏi về điểm mạnh và điểm yếu, nên thảo luận đề cập đến điểm yếu của bạn trước để có thể kết thúc một cách tích cực. Thậm chí, nếu những điểm mạnh bạn đưa ra đủ ấn tượng thì chúng có thể làm lu mờ và khiến người phỏng vấn quên đi điểm yếu mà bạn nói trước đó.
Nhìn chung, khi thảo luận về nhược điểm của bản thân, hãy dựa trên các ví dụ liên quan đến kỹ năng/ thói quen hoặc đặc điểm tính cách của riêng bạn.
Sau đây là công thức cho câu trả lời mà bạn dễ dàng áp dụng:
Trong câu trả lời ví dụ bên dưới, bạn sẽ thấy theo sau điểm yếu là ngữ cảnh minh họa thực tế:
Ví dụ 1: Thiếu tự tin
“Tôi từng rất nhút nhát. Điều này khiến tôi gặp không ít khó khăn khi nêu lên ý kiến của bản thân trước cuộc họp hay nói chuyện trước đám đông. Trước đây, khi làm ở doanh nghiệp cũ, tôi đã quá ngại ngùng khi đưa ra ý kiến riêng của mình để đóng góp cải thiện công việc, điều này cùng một vài yếu tố khác đã gián tiếp khiến nhóm bị chậm tiến độ và không đạt được KPI đề ra. Kể từ đó, tôi quyết định tham gia một lớp học nâng cao kỹ năng giao tiếp, lớp học rất vui, tôi đã có nhiều cơ hội được thực hành trong các buổi thảo luận chung. Cuối cùng, khi kết thúc khóa học, tôi cảm thấy bản thân tự tin lên rất nhiều. Bây giờ, trong các cuộc trò chuyện và thảo luận nhóm, tôi thường là người bắt chuyện với những thành viên ít nói hơn. Tôi đã từng như vậy, thế nên tôi hiểu chính xác cảm giác và những gì họ trải qua.”
Ví dụ 2: Quá cầu toàn
“Tôi luôn được bạn vè và đồng nghiệp mô tả là người cầu toàn. Có thể với một số người đó là ưu điểm nhưng đối với tôi, nhiều lúc nó thực sự trở thành trở ngại lớn trong công việc. Trên thực tế, điều đó đã xảy ra khi tôi làm việc cho dự án trước đây, việc quá tập trung vào hoàn thiện từng chi tiết nhỏ nhất một cách kỹ càng đã khiến cho tôi quá hạn deadline, gây ảnh hưởng đến thời gian vận hành phase tiếp theo của cả team. Tôi suy nghĩ rất nhiều về tính cầu toàn của bản thân, về cái cách mà nó gây ảnh hưởng đến kết quả chung trong công việc, và từ đó nỗ lực cải thiện từng ngày. May mắn là hiện giờ tôi đã học được cách tìm sự cân bằng giữa việc hoàn thiện công việc một cách tốt nhất và vẫn đảm bảo thời gian cho phép.”
Việc đề cập đến điểm mạnh bản thân không phải là điều dễ dàng đối với nhiều ứng viên. Bạn cần phải cân nhắc khi nói về những năng khiếu, ưu thế của bản thân, làm sao để cùng lúc thể hiện được sự tự tin nhưng cũng không gây cảm giác đang khoe khoang với nhà tuyển dụng.
Nhìn chung, để “ghi điểm” trong quá trình phỏng vấn, bạn nên đề cập tới những ưu điểm của bản thân có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.
Cũng như khi nói về điểm yếu, bạn hoàn toàn có thể áp dụng theo cùng một công thức như trên (điểm mạnh + bối cảnh/ câu chuyện mô phỏng). Đặc biệt lưu ý, khi lấy ví dụ cho những điểm mạnh của bạn, đừng quên nêu bật những phẩm chất cụ thể giúp bạn đủ điều kiện cho công việc và điểm khác biệt giúp bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí này.
Dưới đây là một số ví dụ:
Ví dụ 1: Kỹ năng làm việc nhóm
“Tôi luôn yêu thích làm việc nhóm và có khả năng làm việc nhóm tốt. Tôi từng là leader của một team có kỹ năng đa dạng và các thành viên thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Thực tế, tôi đã dẫn dắt, truyền cảm hứng cũng như gắn kết các thành viên trong nhóm để cùng làm việc hướng tới hiệu quả chung. Trong hai năm làm trưởng nhóm, hiệu suất làm việc của nhóm đã tăng lên 15% và tỷ lệ giữ chân nhân viên tăng lên 25%.”
Ví dụ 2: Khả năng cập nhật kỹ thuật mới
“Tôi là người nhanh nhạy trong việc cập nhật công nghệ và không ngại thử nghiệm những kỹ thuật mới. Vì thế, khi có một phiên bản vừa ra mắt và được đưa vào sử dụng trong công việc, tôi luôn muốn tìm hiểu và khám phá từng khía cạnh chức năng. Trong quá trình làm việc ở doanh nghiệp cũ, tôi đã từng tìm ra được một lỗi quan trọng trong phần mềm, giúp công ty tránh được tổn thất không đáng có. Tôi tin rằng vị trí công việc này cho phép tôi được phát huy điểm mạnh của mình ở mức tối đa.”
Trên đây là một vài gợi ý để trả lời cho câu hỏi liên quan đến điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Chúc bạn có những buổi phỏng vấn tiếp theo thành công! Và đừng quên TECHVIFY Careers vẫn đang có sẵn rất nhiều vị trí tiềm năng dành cho bạn.