19/09/2022
CI/CD là một trong những mô hình nổi bật được quan tâm trong phát triển phần mềm. Vậy CI/CD là gì,đem đến những lợi ích nào nổi bật cho quá trình này?
Hiện nay, có rất nhiều những mô hình phát triển, phần mềm khác nhau, mỗi mô hình đều có những đặc điểm riêng. Trong đó, mô hình CI/CD luôn được đánh giá là giải pháp công nghệ có hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Vậy CI/CD là gì, những ưu điểm mà mô hình này mang đến cho doanh nghiệp là gì, cùng tìm hiểu qua những nội dung chia sẻ sau đây.
Quy trình phát triển phần mềm SDLC truyền thống thường diễn ra qua 6 giai đoạn khác nhau. Bắt đầu lập kế hoạch thực hiện kế hoạch, kiểm thử, thiết lập thông tin đến bảo trì. Mô hình này được áp dụng trong nhiều năm và mang đến những lợi ích nhất định cho công nghệ thông tin. Tuy nhiên, với nhu cầu tăng cao như hiện nay, SDLC đã dần bộc lộ những khuyết điểm.
Trong đó, CI/CD được xem là mô hình mới, có thể thay thế bởi có nhiều lợi ích mới về tốc độ, tự động hóa trong công việc. Để hiểu CI/CD là gì bạn cần hiểu được 2 yếu tố cấu thành:
Như vậy, có thể hiểu đơn giản CI/CD chính là quá trình làm việc liên tục và tự động hóa phần mềm. Để cho quá trình kiểm thử được diễn ra liên tục CI/CD cần được tích hợp trong quá trình phát triển phần mềm.
CI/CD được xem là mô hình mới, có thể thay thế bởi có nhiều lợi ích mới về tốc độ
Bên cạnh thông tin CI/CD là gì, nhiều người cũng tò mò về lợi ích của phần mềm này mang đến. Áp dụng CI/CD trong phát triển phần mềm đem đến rất nhiều lợi ích khác nhau, điển hình đó là
Đây là lợi ích khá nổi bật mà CI/CD mang đến, mô hình này giảm thiểu những rủi ro với khả năng phát hiện và fix lỗi sớm, tăng chất lượng sản phẩm qua kiểm tra và quan sát. Không những vậy, những quy trình thủ công cũng được giảm tải, tạo dựng nên quy trình kiểm thử tự động không cần sự hỗ trợ từ con người. Hơn nữa, mô hình này có thể deploy, triển khai phần mềm ở bất cứ thời điểm nào.
CI/CD còn mang đến những lợi ích vô cùng lớn, cho phép có thể tích hộ được nhiều mã nhỏ đồng thời. Những thay đổi mã được thực hiện nhanh chóng, đơn giản và nhanh hơn những đoạn mã khổng lồ, từ đó làm giảm khả năng sinh ra những vấn đề liên quan.
Những sự thay đổi code nhỏ này có thể được thực hiện kiểm tra sau khi mã được tích hợp. Các nhà phát triển có thể dễ dàng nhận thấy vấn đề trước khi một khối lượng lớn công việc được tăng lên, khó phát hiện. Đây thực sự là một lợi thế lớn với những nhóm phát triển lớn hoặc người làm việc từ xa giao tiếp hiệu quả hơn.
CI/CD còn cho phép có thể tích hộ được nhiều mã nhỏ đồng thời
CI/CD được thiết kế với hệ thống sao cho khi có lỗi xảy ra, những kết quả tiêu cực sẽ bị giới hạn trong phạm vi nhất định. Hạn chế những vấn đề này giúp làm giảm khả năng hư hỏng, giúp cho quá trình bảo trì đơn giản hơn. CI/CD giúp phát hiện lỗi nhanh chóng và dễ dàng thực hiện hơn. Vậy nên, hậu quả của lỗi trong ứng dụng được giới hạn trong phạm vi ảnh hưởng của nó.
CI/CD được thiết kế với hệ thống sao cho khi có lỗi xảy ra
DevOps, Agile và CI/CD có mối quan hệ mật thiết với nhau trong xây dựng và phát triển phần mềm thực tế. Trong đó, đội kỹ thuật sẽ bắt đầu với CI, còn DevOps giúp các thành viên nắm bắt được cấu hình và phối hợp tại nên CD có giá trị hơn. Thực hành cả CI/CD trong DevOps vào Agile giúp cho toàn bộ quá trình này phát triển. Sự khác biệt của 3 mô hình này đó là:
DevOps, Agile và CI/CD có mối quan hệ mật thiết với nhau Như vậy, qua những thông tin trên, bạn có thể hiểu rõ CI/CD là gì, đây là quá trình làm việc liên tục và tự động hóa. Để quá trình kiểm thử diễn ra liên tục cần tích hợp CI/CD trong quá trình phát triển phần mềm.