developer là gì

Developer là gì? Mọi điều cần biết về lập trình viên

10/06/2022

Nancy Dinh

Trong thị trường việc làm IT, Developer được xem là một trong những vị trí top đầu với mức thu nhập cực khủng. Do đó, xu hướng các bạn trẻ theo công việc này ngày một cao. Vậy developer là gì và những người này cần phải làm việc gì hàng ngày? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được thông tin chi tiết nhất nhé.

Developer là gì?

Developer hay còn được gọi theo cách gọi khác là lập trình viên, viết ra các chương trình chạy trên thiết bị máy tính. Theo thuật ngữ máy tính thì lập trình viên còn có thể là một chuyên gia trong vài lĩnh vực nhất định hay cũng có thể là một người không chuyên, làm công việc viết mã cho các loại phần mềm. Công việc Developer bao hàm cả Coder bởi thực hiện nhiều công việc hơn.

Ngoài ra, trong nghề lập trình viên còn có một định nghĩa khác miêu tả về người lập trình viên rằng, họ là những kỹ sư phần mềm. Công cụ mà các kỹ sư này sử dụng là ngôn ngữ lập trình đa dạng khác nhau. Bằng cách sử dụng các công cụ này kết hợp với nhau, các developer sẽ tạo dựng, thiết kế và bảo trì các chương trình đó rồi đưa đến tay khách hàng.

developer-la-gi

Những công việc Developer thường làm là gì?

Sau khi đã nắm được developer là gì thì chúng ta đặt ra câu hỏi rằng một nghề hot đến vậy sẽ thực hiện những công việc gì? Mỗi vị trí khác nhau trong nghề này sẽ thực hiện các công việc khác nhau. Tuy nhiên, có thể liệt kê ra một số các đầu việc cơ bản mà một Developer thường sẽ thực hiện hàng ngày, gồm:

  • Phần tích các vấn đề, nhu cầu và nỗi trăn trở của người dùng để có thể đưa ra được kế hoạch phù hợp.
  • Sử dụng các ngôn ngữ lập trình để tạo nên các chương trình, các phần mềm và ứng dụng dựa vào yêu cầu đã được doanh nghiệp, khách hàng đưa ra.
  • Nâng cấp và bổ sung thêm các tính năng mới cho ứng dụng hoặc phần mềm dựa vào một số các nhu cầu phát sinh của người dùng hoặc doanh nghiệp.
  • Tiến hàng sửa chữa và bảo trì các lỗi sai nhằm đảm bảo ứng dụng, phần mềm hoạt động một cách trơn tru, mượt mà nhất.
  • Thực hiện quy trình kiểm thử phần mềm và cộng tác với một số các chuyên gia máy tính để đảm bảo phần mềm đến tay người dùng sẽ đạt được chất lượng cao nhất.
  • Liên tục tìm tòi và nghiên cứu để có thể cải tiến các công nghệ, các tính năng mới cho sản phẩm hoặc thiết kế, cho ra đời các sản phẩm công nghệ mới nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu của người dùng.

Các kỹ năng cần có của một Developer thực thụ

Chỉ nắm được khái niệm developer là gì và việc cần làm của nghề ngày chưa đủ, bạn cần nắm được những kỹ năng cần có để phát triển và định hướng theo nghề. Dưới đây là những kỹ năng cả về chuyên môn và chuyển giao, kỹ thuật mà một Developer cần có:

kỹ năng của developer

Kỹ năng chuyên môn (Technical Skills)

Vì đây là một công việc mang tính đặc thù cao nên một Developer cần phải thuần thục về các kỹ năng chuyên môn. Cụ thể:

  • Ngôn ngữ lập trình: Là các mã nguồn khác nhau nhằm xây dựng nền móng cho một chương trình, phần mềm hay ứng dụng. Một số ngôn ngữ phổ biến có thể kể đến như: JavaScript, HyperText Markup Language (HTML), Cascading Style Sheets (CSS), Python, C++, Java.
  • Cấu trúc dữ liệu và thuật toán: là phương pháp tổ chức lưu trữ thông tin trong cơ sở dữ liệu. Trong khi đó, các thuật toán được sử dụng để mô tả quá trình cần thiết để hoàn thiện một tác vụ nào đó.
  • Cơ sở dữ liệu: là hệ thống điện tử giúp tổ chức và cấu trúc các thông tin, hồ sơ. Developer phải biết cách tìm kiếm thông tin, nhập dữ liệu mới vào bảng cũng như cập nhật hệ thống với tài liệu mới.
  • Gỡ lỗi (Debugging): là quá trình phát triển phần mềm nhằm loại trừ các lỗi trong ngôn ngữ mã hoá. Developer phả chạy một phần mềm chuyên dụng để quan sát lỗi và dùng kỹ năng giải quyết vấn đề để xác định đoạn mã nào gây nên lỗi đó rồi sửa lỗi.
  • Quản lý kiểm soát nguồn (Source control): là hệ thống giúp các Developer theo dõi các cập nhật và thay đổi trong ngôn ngữ mã hoá của chương trình và ứng dụng, phần mềm.
  • Các hệ điều hành: là phần mềm giúp quản lý và điều hành toàn bộ các thành phần của thiết bị điện tử. Đối với máy tính, ta thường thấy một số hệ điều hành phổ biến như: Microsoft Windows, MacOS và Linux,…

Kỹ năng chuyển giao (Transferable Skills)

Không chỉ có kỹ năng chuyên môn mà Developer thực thụ cần phải có thêm cả các kỹ năng mềm. Cụ thể:

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Developer sẽ tiếp nhận yêu cầu từ phía khách hàng và cần giải quyết các vấn đề gặp phải trong chương trình, ứng dụng, phần mềm.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Khi làm việc, Developer sẽ phải làm việc cùng những vị trí khác trong dự án như Designer, khách hàng, quản lý dự án,… để đưa ra kế hoạch phát triển phần mềm phù hợp.
  • Kỹ năng phân tích đánh giá: Các ngôn ngữ lập trình đảm nhiệm từng phần khác nhau nên khi phát triển phần mềm, ứng dụng, Developer cần phải có kỹ năng để phân tích và nhận biết được đâu là ngôn ngữ phù hợp nhất.
  • Kiên trì và tỉ mỉ: Developer sẽ phải mất rất nhiều thời gian để tạo ra những đoạn mã hoặc thuật toán hoàn chỉnh. Sự kiên trì và bình tĩnh sẽ giúp họ giải quyết được các vấn đề dễ dàng, không bỏ cuộc và năng suất làm việc cũng cao hơn.
mức lương của developer

Lộ trình phát triển và mức lương

Sau khi đã nắm được về developer là gì cùng các thông tin khác, có thể thấy được ít nhiều lý do khiến công việc này trở nên hot như vậy. Sức nóng của công việc này cũng kéo theo mức lương cực hấp dẫn so với các vị trí khác. Có một cách xác định mức lương rõ ràng nhất chính là dựa vào lộ trình phát triển. Cụ thể như sau:

  • Fresher/Junior: là vị trí dưới 2 năm kinh nghiệm có mức lương dao động khoảng 300 USD – 550 USD.
  • Mid-Senior: là vị trí từ 2 – 4 năm kinh nghiệm có mức lương dao động từ 550 USD – 1200 USD.
  • Senior: là vị trí từ 5 năm kinh nghiệm trở lên có mức lương dao động từ 600 USD – 1350 USD.
  • Management Level: là vị trí từ 5 – 10 năm kinh nghiệm với mức lương dao động từ 1500 USD – 2300 USD.
  • Director Level: là vị trí trên 10 năm kinh nghiệm với mức lương dao động từ 2200 USD – 2600 USD.
5/5 - (1 đánh giá)