it project manager TECHVIFY Careers

IT Project Manager Là Gì? Vai Trò và Kỹ Năng Cần Có

30/03/2022

Nancy Dinh

IT Project Manager là gì?  

IT Project Manager (PM) là người đóng vai trò chính trong việc phối hợp lên kế hoạch, thực hiện, và  giám sát dự án liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) trong một doanh nghiệp/ tổ chức. 

Các Project Manager có thể làm việc trong nhiều ngành khác nhau vì hiện nay, gần như tất cả mọi tổ chức đều sử dụng hệ thống công nghệ trong quá trình hoạt động. Một số doanh nghiệp thậm chí còn thành lập văn phòng quản lí dự án IT (PMOs) để phục vụ cho nhu cầu công việc trên quy mô lớn. 

Vai trò của Project Manager

Giám đốc dự án cùng với nhóm của mình chịu trách nhiệm trong tất cả giai đoạn của dự án từ lúc bắt đầu triển khai dự án cho đến khi nghiệm thu kết quả.  

Các IT PM có thể phụ trách nhiều loại dự án khác nhau như:  

  • Phát triển phần mềm 
  • Phát triển ứng dụng di động 
  • Phát triển web 
  • Quản lý cơ sở dữ liệu 
  • Sao lưu và phục hồi 
  • Di chuyển lên cloud 
  • Triển khai phần mềm 
  • Cài đặt phần cứng 
  • Cấu hình mạng 
  • Quản lý cơ sở hạ tầng  

Những nhiệm vụ chính của người quản lý dự án bao gồm: 

  • Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đồng thời xây dựng chiến lược phát triển dự án. 
  • Phân tích nhu cầu doanh nghiệp và các yếu tố liên quan như chi phí bỏ ra cũng như lợi ích thu về của những dự án IT trong giai đoạn sắp tới.  
  • Lập kế hoạch, cân đối ngân sách, phối hợp với bên liên quan để triển khai dự án.  
  • Điều phối từng công việc cụ thể tới nhân sự của dự án. 
  • Giám sát công việc, quản trị rủi ro, nghiệm thu kết quả. 

Project manager chuyên nghiệp cần những gì? 

Trên thực tế, vị trí giám đốc dự án nằm trong top những công việc có mức thu nhập hấp dẫn hiện nay. Đồng thời, các vị trí này thường đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn kỹ thuật lẫn kỹ năng mềm về tổ chức quản lý.  

Nền tảng kỹ thuật 

Để được cân nhắc cho vị trí PM, ít nhất ứng viên phải tốt nghiệp cử nhân về khoa học máy tính, CNTT hoặc một lĩnh vực liên quan. Mặc dù một số vị trí có thể chấp nhận các ứng viên có bằng cao đẳng hoặc kinh nghiệm tương đương, nhưng bằng cử nhân thường được ưu tiên hơn. 

Ngoài ra, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu những bằng cấp nâng cao liên quan đến quản lý kinh doanh hay chứng chỉ quản lý dự án chuyên nghiệp, chẳng hạn như chuyên gia quản lý dự án (PMP) hoặc ScrumMaster chứng nhận bởi ScrumAlliance. 

Hơn thế nữa, khả năng giao tiếp với đội nhóm, đối tác, khách hàng sẽ được nâng cao đáng kể nếu người quản lý dự án hiểu biết sâu rộng về kĩ thuật. Những IT PM có kinh nghiệp lập trình dày dặn sẽ hiểu rõ yêu cầu của các vị trí cũng như độ khó của từng nhiệm vụ, từ đó giao việc và kiểm soát tiến độ phù hợp để bảo đảm dự án hoàn thành đúng thời hạn với mức ngân sách hợp lý. 

Kỹ năng cần thiết liên quan 

Các công ty, doanh nghiệp thường có xu hướng tìm kiếm những ứng viên có tầm nhìn và khả năng quản lý vượt trội. Sau đây là một số những kỹ năng chính cần có cho vị trí quản lý dự án:  

  • Khả năng lãnh đạo 
  • Kỹ năng quản lý thời gian 
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề 
  • Kỹ năng trình bày 
  • Khả năng làm việc nhóm hiệu quả 
  • Kỹ năng đàm phán 
  • Kỹ năng xây dựng, tổ chức cũng như quản lý dự án  
  • Khả năng thích nghi để thay đổi phù hợp xu hướng 

Mức lương của IT Project Manager

Theo trang Indeed.com, mức lương trung bình của quản lý dự án tại Mỹ là $96,632 mỗi năm. Mặc dù đây là mức trung bình cho tất cả các vị trí PM, nhưng thu nhập cho từng vai trò cụ thể có thể khác nhau dựa trên các yếu tố như vị trí địa lý, kinh nghiệm, trình độ học vấn, chứng chỉ và ngành làm việc. 

Tại Việt Nam, Giám đốc dự án trong lĩnh vực IT trung bình khoảng 25-40 triệu/tháng tùy vào năng lực và kinh nghiệm. Ở một số doanh nghiệp, hoặc theo từng dự án mức thu nhâp của PM có thể cao hơn mức trung bình.

Phương thức quản lý dự án IT hiệu quả 

Các phương pháp và mô hình quản lý dự án phổ biến được sử dụng cho các dự án IT bao gồm: 

Phương pháp Agile 

Quản lý dự án theo phương pháp Agile là cách tiếp cận dựa trên chu kỳ phân phối ngắn. Đối với mô hình Agile, mục tiêu là tập trung vào một loạt những nhiệm vụ nhỏ, ngắn hạn, từ đó tạo điều kiện cho các lộ trình phát triển sản phẩm nhanh hơn, đáp ứng mục tiêu dài hạn. Chính vị vậy mô hình này thường được sử dụng cho các dự án ưu tiên tốc độ và tính linh hoạt. 

Mô hình thác nước (Waterfall) 

Trong mô hình thác nước, quá trình phát triển phần mềm được chia ra thành các giai đoạn khác nhau và luồng công việc được thực hiện tuần tự, công việc chỉ chuyển sang giai đoạn tiếp theo sau khi hoàn thành giai đoạn trước đó.  

Đây là mô hình đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong ngành phát triển phần mềm. Tuy nhiên, nó bộc lộ nhiều nhược điểm và bất cập trong những năm gần đây và dần bị thay thế bởi những phương pháp phát triển khác linh hoạt, thuận tiện hơn.  

Scrum 

Scrum là quy trình phát triển phần mềm cơ bản dựa theo phương pháp Agile. Scrum được xem như là quy trình “hiện thực hoá” những giá trị và nguyên tắc của Agile. 

Cụ thể hơn, nó giúp tập trung vào những công đoạn cốt lõi đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đưa ra và loại bỏ bớt những công đoạn phức tạp không cần thiết. Ba yếu tố nòng cốt tạo thành một mô hình quản lý Scrum bao gồm: sự minh bạch (transparency), thanh tra (inspection) và thích nghi (adaptation). 

Phương pháp PRINCE2 

PRINCE2 là phương pháp được tạo ra bằng cách tiếp cận tuyến tính, được dùng để quản lý các dự án phát triển ứng dụng, phát triển phần mềm và dịch vụ.  Nó kết hợp các phương pháp thực hành từ nhiều nền tảng và ngành khác nhau. PRINCE2 phù hợp nhất với các dự án được kiểm soát và không có khả năng có bất kỳ yếu tố bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự phát triển chung.  

Quản lý dự án truyền thống 

Phương pháp quản lý truyền thống đặt ra những quy tắc dựa trên nội dung cuốn sách “Hướng dẫn về những kiến thức cốt lõi trong quản lý dự án” (PMBOK). Nó được thiết kế xoay quanh ba giai đoạn của dự án: đầu vào, công cụ & kỹ thuật, và đầu ra. 

Mô hình Lean 

Lean đề cập đến một kỹ thuật được phát triển với mục đích tập trung vào việc giảm thiểu lãng phí tài nguyên không cần thiết và tối ưu hóa quy trình để đạt hiệu quả cao nhất. Một số công cụ được mô hình Lean triển khai để liên kết giá trị của khách hàng với quy trình và con người. Nhìn chung, đây là phương thức tiếp cận bền vững, toàn diện bằng cách sử dụng nguồn lực tối thiểu mà vẫn mang lại giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng/ đối tác một cách tối đa. 

Nhu cầu tuyển dụng giám đốc dự án trong ngành IT

Song hành với nỗ lực chuyển đổi số cũng như thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ cốt lõi hiện nay trên tất cả các ngành, người quản lý dự án đã và đang trở thành một phần quan trọng trong việc vận hành các dự án công nghệ tiềm năng ở hầu hết các doanh nghiệp.  

Gartner đưa ra dự đoán rằng, chi tiêu cho ngành IT trên toàn thế giới sẽ tăng 5,1% so với năm ngoái và dự kiến đạt 4.5 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2022. Với mức tăng chi tiêu như vậy, các vị trí giám đốc dự án có xu hướng tăng lên đáng kể để đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong việc tìm kiếm người thực hiện, triển khai hàng loại công nghệ cốt lõi, quan trọng hiện nay.   

Khám phá các vị trí tuyển dụng ngành IT của TECHVIFY hoặc Ứng tuyển vị trí IT Project Manager tại đây!

5/5 - (1 đánh giá)