13/06/2022
Nếu như bạn là một người yêu thích ngành công nghệ thông tin, chắc hẳn đã từng nghe qua đến vị trí Java Developer. Đây là một trong những ngành IT khá phổ biến và trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ khi tìm đến con đường công nghệ thông tin. Bài viết sau sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn vai trò, những kỹ năng và cơ hội việc này để bạn có những định hướng tương lai.
Java Developer hay nhà phát triển, lập trình viên phần mềm máy tính chuyên sử dụng ngôn ngữ Java để tạo ra, phát triển những phần mềm, ứng dụng phát triển trên các website. Java là ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến bởi các tổ chức lớn, thế nên vai trò công việc của những lập trình viên rất đa dạng.
Hiện nay, vị trí này không chỉ quan trọng với lĩnh vực công nghệ thông tin mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống.Chính vì thế, hiện nay nhu cầu tuyển dụng vị trí này luôn rất cao và đòi hỏi thị trường phải cung ứng đầy đủ lượng lớn nhân sự mới có thể đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Hiện nay, lập trình viên Java có rất nhiều hướng để phát triển khác nhau như Front-end, Back-end, Full-stack…Tùy theo định hướng mà công việc, hạng mục đảm nhiệm cũng khác nhau và nhiệm vụ của lập trình viên cũng thay đổi theo môi trường làm việc. Về cơ bản, công việc cụ thể là:
Lập trình viên Java phải có đầy đủ những kỹ năng cần thiết cả về chuyên môn và những kỹ năng mềm để hoàn thành công việc tốt nhất, cụ thể:
Kỹ năng về lập trình với code là Java chắc chắn là yêu cầu tối thiểu cần phải có, thêm vào đó là những kỹ năng chuyên môn được thống kê trong bảng sau:
Kỹ năng (Skill) | Công cụ (Tool) |
ORM | OpenJPA, Hibernate, Java. |
Core Java | OOPs, Interface, Serialization, Design Patterns. |
Java Build Tools | Maven, Gradle |
Java Web Frameworks | Play, Java Server Faces, SpringMVC |
Web Technologies | HTML, JQuery, CSS, JavaScript |
Application Containers | WebSphere, JBoss, Jetty, WebLogic. |
BigData | SQL, JDBC, DBMS, Hadoop |
Java Testing Tools | JUnit, TestNG, Selenium |
Code Version Control | GitHub |
Java EE Components | Java Server Pages(JSP), Java Beans(EJB), Servlets. |
Một sai lầm mà khá nhiều lập trình viên mắc phải đó là thiếu kỹ năng giao tiếp. Đây là một chìa khóa quan trọng để giúp cho công việc của bạn được thăng tiến rõ ràng hơn.
Với một lập trình viên Java, kỹ năng giải quyết vấn đề cũng rất cần thiết, bởi nếu như thiếu đi kỹ năng này, khi có sự cố phát sinh sẽ dễ rơi vào trạng thái bế tắc, khó giải quyết.
Dự án nào cũng có nhiều nhân sự, nếu như khả năng làm việc nhóm của bạn không tốt sẽ gây ra nhiều khó khăn khi thực hiện công việc. Bên cạnh đó, với Java developer rất cần những kiến thức chuyên môn và liên quan rất nhiều. Hơn nữa, còn có nhiều kiến thức mới. Vậy nên, tự học để cập nhật thông tin để không tụt lại phía sau là rất quan trọng.
Java là ngôn ngữ lập trình có cộng đồng kết nối rộng lớn và được xem là yếu tố không thể thiếu đi trong phát triển phần mềm. Hơn nữa, những doanh nghiệp cũng đang có xu hướng hội nhập với thời đại 4.0, vậy nên cơ hội việc làm cho ngành nghề này rất rộng mở.
Thực tế, lập trình viên cũng đang là ngành có mức lương cao hơn so với những ngành nghề khác trên thị trường. Tùy theo quy mô doanh nghiệp mà mỗi lập trình viên Java sẽ hưởng những mức lương khác nhau. Với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thu nhập khoảng 10-15 triệu/ tháng. Còn đối với Java Developer đã tham gia nhiều dự án, dày dặn kinh nghiệm mức lương có thể lên đến 30-40 triệu/ tháng.
Trên đây là những thông tin mới nhất về yêu cầu, kỹ năng của một lập trình viên Java developer. Hy vọng qua đó, bạn có thể trang bị cho mình đầy đủ hành trang và bắt đầu tìm kiếm những cơ hội mới đến với mình.