18/07/2022
Scrum Master là một vị trí hấp dẫn bất cứ ai cũng đều mong muốn. Cùng tìm hiểu Scrum Master là gì và những tiêu chí cần có để ngồi vào vị trí này nhé.
Đối với các dự án được triển khai, vai trò của một Scrum Master là vô cùng lớn lao trong việc đảm bảo công việc được duy trì đúng tiến độ cũng như đẩy mạnh chất lượng của sản phẩm. Vậy thực sự thì Scrum Master là gì và bạn cần có những tiêu chí nào để trở thành một người trong vị trí đó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc cần thiết.
Khá nhiều người vẫn chưa nắm được khái niệm về thuật ngữ Scrum Master. Đây là người có đóng vai trò vô cùng quan trọng trong dự án bởi họ là cầu nối, sự liên kết giữa các khách hàng hay còn gọi là Product Owner bằng các Product Team một cách hiệu quả. Có được sự kết nối này là nhờ vào mô hình Agile và công việc của họ chính là làm việc với các khách hàng.
Những Scrum Master sẽ quản lý team theo từng giai đoạn trong các Sprint cụ thể. Trong đó, mỗi Sprint thường sẽ kéo dài trong khoảng 2 tuần. Ở giai đoạn này, Scrum Master sẽ giúp đỡ các thành viên trong team của mình để họ có thể hiểu được và ước lượng được khoảng thời gian hiệu quả để hoàn thành được hết các User Story trước đó.
Nhờ có Scrum Master mà những vấn đề được trình bày lại tại cuộc họp team nhằm nhắc nhở thành viên luôn phải đảm bảo hoàn thiện và bám sát tiến độ công việc trong thời gian tới. Do đó, có thể khẳng định rằng Scrum Master chính là người đã chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối và duy trì mô hình Agile. Có những thành viên này, công việc sẽ luôn được đảm bảo hoàn thành và diễn ra một cách trôi chảy, nhanh chóng nhất có thể.
Sẽ không là thừa thãi khi khẳng định rằng Scrum Master chính là vị trí phải chịu áp lực vô cùng lớn. Họ phải đóng vai trò là cầu nối giữa team mình và khách hàng, đồng thời đốc thúc để các thành viên hoàn thiện công việc một cách hiệu quả nhất. Trách nhiệm của một Scrum Master có thể kể đến như sau:
Scrum Master là người góp phần bảo vệ team của mình vượt qua những trở ngại, ví dụ như workload quá nặng do Product Owner giao. Chính điều này đã giúp tạo nên một môi trường làm việc thoải mái hơn và phù hợp với team. Từ đó, năng suất làm việc cũng cao hơn, cho ra những sản phẩm chất lượng cao.
Scrum Master sẽ là người giúp các thành viên của mình khám phá được những điểm mạnh để từ đó phát huy tốt hơn. Đồng thời, các điểm cần cải thiện cũng được chỉ ra để thành viên có thể sửa đổi sao cho tốt hơn. Từ đó, các thành viên sẽ có cơ hội cống hiến tốt hơn, hiệu quả hơn cho tổ chức nói chung và Scrum Team nói riêng.
Scrum Master cần phải biết cách để có thể chia sẻ kinh nghiệm làm việc của mình với các thành viên trong Scrum Team. Điều này sẽ giúp thành viên hiểu được các vấn đề còn khúc mắc hoặc các lợi ích của Scrum với sự nghiệp riêng của bản thân mình.
Scrum Master được ví như một người thầy dạy Scrum Team cùng các thành viên khác những kiến thức cần thiết về Scrum. Cùng với đó là cách để thành viên có thể ứng dụng các phương thức khác nhau để hỗ trợ họ trong công việc một cách tốt hơn, hiệu quả cao hơn.
Scrum Master cần biết cách và thời điểm để mình có thể giúp đỡ Scrum Team giải quyết các vấn đề đang cản trở thành viên trong công việc. Trong nhiều trường hợp, những người này nên uỷ thác trách nhiệm cho thành viên và khuyến khích họ nên tự tìm cách để vượt qua các vấn đề trong khi thực hiện dự án.
Scrum Master chính là những người tiên phong trong việc đề xuất ra các thay đổi cần thiết để cả team hoặc tổ chức đó có thể cải thiện. Từ đó, hiệu suất làm việc sẽ được nâng cao hơn, cho ra đời các sản phẩm chất lượng hơn.
Scrum Master là vị trí mà hầu hết những người trong lĩnh vực công nghệ đều mơ ước. Để trở thành một Scrum Master tốt, bạn cần phải trang bị cho mình những tiêu chí sau đây:
Bạn cần am hiểu về mô hình quy trình Scrum vận hành và hoạt động của từng Sprint như thế nào. Đồng thời, Scrum Master cũng cần phải có hiểu biết về các hoạt động trong việc lập trình nói chung để có thể hỗ trợ teammate của mình khi cần.
Muốn trở thành Scrum Master, bạn phải biết cách quản lý User Story, Backlog và cả Meeting với team, đồng thời kiểm soát tốt thời gian của từng loại Meeting trong Scrum. Ví dụ, Stand-up meeting thì chỉ nên kéo dài từ 15 – 20 phút, đủ để Master cập nhật và chuẩn bị tiến độ công việc.
Các Scrum Master cần phải biết sắp xếp những User Story theo từng thứ tự hợp lý và không để bị chồng chéo lẫn nhau. Bởi trong một dự án sẽ có nhiều User Story này phụ thuộc vào các User Story khác.
Như vậy, bạn đã được cung cấp các thông tin giải đáp Scrum Master là gì cùng những trách nhiệm và tiêu chí mà vị trí này cần có. Nếu là một người yêu thích công nghệ, bạn đừng bỏ qua công việc này với mức thu nhập vô cùng hấp dẫn đang đón chờ nhé.