20/06/2022
Quản lý chất lượng đã không còn xa lạ nhưng khi nhắc đến SQA vẫn là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đây được xem là ngành nghề cực hot, liên quan đến sản xuất phần mềm. Những thông tin hữu ích sau đây liên quan đến Software Quality Assurance/SQA bạn nên “bỏ túi” ngay cho mình.
SAQ hay Software Quality Assurance là một bộ phận giám sát và quản lý chất lượng của một doanh nghiệp. Trong mỗi công ty sản xuất, chất lượng sản phẩm luôn là một yếu tố rất quan trọng, được đặt lên hàng đầu, giúp cho doanh nghiệp tạo nên thương hiệu và sự uy tín đến khách hàng của mình.
Đó cũng là lý do các doanh nghiệp đầu tư vào bộ phận chuyên trách về chất lượng, họ có trách nhiệm lựa chọn khâu kiểm tra chất lượng thế nào, phương thức nào để có được hiệu quả tốt nhất. Vị trí của SQA trong doanh nghiệp thông thường không giống nhau, có công ty coi đây là giai đoạn kiểm tra lỗi khi sản phẩm được định hình, hoặc công đoạn trung gian, đảm bảo tính đồng nhất.
Trên thực tế SQA là phần nhỏ trong khái niệm tổng thể của QA , bao gồm cả PQA. Và Software Quality Assurance/SQA đóng vai trò như QC, đảm nhận việc kiểm thử sản phẩm khi chúng đang được kiểm tra và phát triển, khác với PQA những người phụ trách khâu kế hoạch cho các quy trình làm việc trước khi một dự án mới bắt đầu được thực hiện.
Như đã đề cập ở trên, chất lượng luôn là yếu tố được quan tâm, vậy nên trước khi tuyển dụng doanh nghiệp sẽ có bản mô tả công việc cho vị trí này được thiết lập sẵn. Một chuyên viên SQA sẽ lên kế hoạch chi tiết phù hợp với từng dự án, tất nhiên một kế hoạch hoàn hảo sẽ dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể:
Không chỉ là tài năng và có khả năng phán đoán, các SQA cần phải chứng minh được năng lực thực sự của mình qua những yêu cầu sau đây:
Bên cạnh những yêu cầu về chuyên môn, một SQA chuyên nghiệp cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm:
Như vậy, để trở thành một SQA giỏi, bạn cần có am hiểu chuyên sâu về quy trình kiểm thử sản phẩm. Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa những bạn sinh viên mới ra trường không thể làm SQA. Hầu hết các doanh nghiệp sẽ đảm bảo chắc chắn quy trình thực hiện từng khâu, sau khi tuyển dụng họ sẽ đào tạo nhân viên mới. Vậy nên, tân SQA có thể nhanh chóng bắt nhịp được với quy trình của doanh nghiệp.
Tùy theo năng lực và kinh nghiệm, thu nhập của các SQA sẽ có sự chênh lệch nhất định. Theo đó, mức lương cho sinh viên mới ra trường từ 7-8 triệu còn những người có kinh nghiệm 13 – 14 triệu cùng nhiều khoản thưởng hấp dẫn khác. Bên cạnh đó, công việc này cũng có lộ trình thăng tiến rõ ràng nên được xem là nghề nghiệp ổn định và hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ.
Software Quality Assurance/SQA thực sự là một nghề hấp dẫn và thu hút đông đảo giới trẻ tham gia hiện nay. Những kỹ năng cần có và kiến thức chuyên môn cần được tích lũy ngay từ bây giờ, cánh cửa việc làm sẽ rộng mở với bạn.