Web Developer

Tìm hiểu nghề Web Developer – Công việc và Mức lương

10/06/2022

TECHVIFY

Web Developer không còn là nghề mới nhưng luôn nằm trong top những ngành được trả lương cực cao. Bởi nhu cầu thị trường về ngành nghề này càng cao và lượng cung luôn nhỏ hơn cầu. Không nhất thiết phải là dân IT mới, dì xuất phát điểm của bạn là gì cũng có thể làm trong lĩnh vực này. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về ngành nghề này qua những thông tin chia sẻ sau đây.

Web Developer là gì?

Web Developer hay còn có tên gọi khác là lập trình viên web là người lập trình để tạo nên những ứng dụng web có thể chạy được trên các trình duyệt của website. Đây là quá trình viết code dưới nhiều dạng ngôn ngữ lập trình để tạo nên được một trang web. Website được xem là hình ảnh đại diện cho một công ty, chính vì vậy nên Web Developer đóng vai trò là người xây dựng và bảo vệ web. Chính vì thế, trong thời buổi 4.0 như hiện tại, cơ hội việc làm của ngành nghề này vô cùng rộng mở và mức lương cũng không kém phần hấp dẫn.

Công việc của một Web Developer

Mô tả công việc của một Web developer

Thực tế, công việc của một lập trình viên web đa dạng và ở nhiều vị trí khác nhau, chịu trách nhiệm riêng biệt. Nhìn chung, công việc chính là thiết kế giao diện người dùng, duy trì mở rộng web và cập nhật xu hướng công nghệ mới. Cụ thể là:

Thực hiện viết code

Đây được xem là công việc cơ bản hàng ngày của một lập trình viên web. Viết code để tạo nên những tính năng và nền tảng cho một trang web nhất định để phát triển hệ thống web. Bên cạnh đó, công việc này có thể áp dụng các phần mềm phát triển để có thể thử nghiệm và đánh giá những phần mềm đó. Đồng thời, viết code giúp cho quá trình thực hiện công việc nhanh hơn, hỗ trợ các  tiện ích khác cho web developer trong công việc.

Thiết kế giao diện

Sau khi đã có một nền tảng nhất định, các nhà phát triển web cần thực hiện thiết kế giao diện người dùng. Việc thiết kế có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ như HTML hoặc CSS cơ bản. Công việc này cần thực hiện dựa trên những nguyên tắc phù hợp với tính chất của web, mang đến tiện ích và đáp ứng được nhu cầu của người dùng, có tính thẩm mỹ cao.

Công việc của một Back-end

Lập trình viên web phải thực hiện công việc hợp nhất data từ dữ liệu back-end. Công việc này được coi như là một công việc Back-end Developer hiện nay. Thông qua việc hợp nhất các nguồn thông tin dữ liệu để giúp cho cập nhật thông tin vào các hệ thống web diễn ra thuận lợi hơn.

Cải thiện các bản mô tả

Các bản mô tả được các web developer có thể lập ra để có thể hình dung một cách chi tiết và rõ ràng hơn về sản phẩm sắp tới. Việc đưa ra những bản mô tả có thể đánh giá, nhận xét được hình dung ban đầu. Từ đó, có thể cải thiện cũng như thu thập những thông tin cần thiết để phát triển thành những sản phẩm chi tiết hơn, có đầy đủ tính năng.

Kỹ năng của Web developer cần có

Để trở thành một lập trình viên web, bạn cần có là những kỹ năng cơ bản như sau:

kỹ năng của Web Developer

Thành thạo ngôn ngữ lập trình

Đọc và hiểu ngôn ngữ lập trình là việc rất quan trọng và cần thiết do đây là ngôn ngữ bạn tiếp xúc và sử dụng mỗi ngày. Điển hình như C/C++, Java, PHP, Swift, Objective-C, SQL, C# (C-Sharp), Ruby… Người lập trình sẽ giúp cho người dùng và những thiết bị hiểu được các chương trình làm việc thông qua mô tả bằng ngôn ngữ lập trình.

Biết tổ chức dữ liệu

Công việc của lập trình viên web là lập trình vậy nên việc tổ chức dữ liệu trên máy tính thường xuyên sử dụng. Do đó, bạn cần nắm chắc các kiến thức về cấu trúc dữ liệu máy tính điển hình như Queue, Tree,Arraylist, Stack,… cần hiểu rõ.

Có kiến thức về HTML/CSS

HTML sẽ là cơ sở để tạo nên sườn cho trang web, cung cấp các cấu trúc và nội dung ý nghĩa còn CSS tạo hình thức bên ngoài của website. Chính vì thế, lập trình viên cần hiểu rõ 2 ngôn ngữ này.

Có kiến thức về kỹ năng SEO

Không chỉ những  marketer mới yêu cầu kiến thức về kỹ năng SEO, công việc của Web Developer cũng cần thu hút lượng truy cập web, tăng khách hàng tiềm năng. Vậy nên, trang bị những kỹ năng này là điều cần thiết.

Biết dùng Photoshop

Photoshop là công cụ hữu ích để cho lập trình web có thể thiết kế giao diện, biểu cũng như logo cho web. Chính vì thế, sử dụng photoshop thành thạo sẽ biến hóa cho giao diện web bắt mắt, thu hút hơn.

Có sở thích làm việc với máy tính

Công việc của các lập trình viên Web sẽ gắn bó hoàn toàn với chiếc máy tính từ thiết kế đến lập trình. Do vậy, nếu như vạn không xem chiếc máy tính của bạn giống như người bạn thân thiết, thật sự rất khó để theo đuổi ngành. Bên cạnh đó, bạn cũng cần linh hoạt giữa làm việc nhóm và độc lập.

Thu nhập của Web developer như thế nào?

Một điều không thể không nhắc đến chính là mức thu nhập bình quân Web developer. Hiện nay, một nhà lập trình có thể nhận mức lương trong khoảng từ 12-20 triệu đồng và trung bình khoảng 15 triệu.

Thông thường, mức thu nhập sẽ phụ thuộc vào vị trí cũng như năng lực, kết quả. Nếu như bạn tự tin vào khả năng của bản thân có thể thỏa thuận được mức lương hoàn toàn xứng đáng.

Qua những thông tin trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về ngành Web developer và những yêu cầu cơ bản. Ngành nghề này đang rất hot hiện nay, hãy trau dồi cho mình những kỹ năng cần thiết để nhận mức lương xứng đáng.

Đánh giá