back-end-developer

Back-end Developer – Mô tả công việc chi tiết

10/06/2022

TECHVIFY

Các ứng dụng công nghệ thường được ví như một tảng băng trôi với phần người dùng nhìn thấy được là Front-end và phần ẩn sau bên dưới là Back-end. Vị trí công việc này cũng được nhiều bạn trẻ hướng tới theo đuổi vì rất có triển vọng. Cùng theo dõi bài viết sau đây để nắm được thông tin chi tiết về vị trí Back-end Developer nhé.

Back-end Developer là gì?

Nếu Front-end là toàn bộ những thứ hiển thị trên web mà người dùng có thể nhìn thấy và tương tác thì Back-end lại là toàn bộ các yếu tố lưu trữ bên trong liên quan tới máy chủ, cơ sở dữ liệu,… mà người dùng không nhìn thấy được. Các yếu tố trong Back-end kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo web vận hành ổn định và cung cấp thông tin cho người dùng nhanh chóng nhất.

Ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong phát triển Back-end gồm CSS, PHP, HTML, Python, Node.js. Back-end Developerlập trình viên có nhiệm vụ theo dõi, phân tích và xử lý các hoạt động bên trong một website. Điều này nhằm đảm bảo ứng dụng, website có thể hoạt động một cách trơn tru, mang lại hiệu quả cao nhất.

Back-end Developer

Công việc Back-end Developer làm hàng ngày

Nhiệm vụ của một lập trình viên Back-end không khác gì các Front-end Developer. Dưới đây là một số các công việc mà một Back-end Developer cần làm hàng ngày.

Logic phía máy chủ

Một nhà phát triển phần mềm, người chịu trách nhiệm lập trình các hoạt động mà trang web thực hiện ở phía máy chủ. Nhiệm vụ chính trong quy trình này là:

  • Xác thực người dùng, đảm bảo các chi tiết tài khoản chính xác, cấp quyền cho người dùng xem các thông tin trên website.
  • Kiểm soát trình tự được thực hiện trên trang web để đảm bảo không có bất cứ sai sót nào.
  • Tối ưu hoá các chức năng của trang web để có thể hoạt động theo các nhanh nhất.

Thông báo tự động

Khi phải thực hiện các hành động lặp lại, Back-end Developer cần tự động hoá để tiết kiệm thời gian và công sức. Họ chính là người viết ra các mã code làm cho quá trình này hoạt động. Việc thông báo tự động tại chỗ với các tính năng và dịch vụ mà khách hàng quan tâm sẽ được lập trình viên Back-end đảm nhận.

Xác nhận dữ liệu

Tất cả các dữ liệu một trang web cần được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu. Khi truyền duyệt tạo nên trang mà bạn sẽ xem, sẽ lấy ra các dữ liệu cần thiết. Bạn nhập vào bất cứ thông tin nào, một đề xuất cập nhật vào cơ sở dữ liệu sẽ được thực hiện. Người tại ra các quy trình phải đảm bảo dữ liệu được nhập hợp lệ khi thực hiện các điều chỉnh từ phía máy chủ.

Truy cập cơ sở dữ liệu

Đây là nhiệm vụ tương tự như xác nhận dữ liệu nhưng vẫn cần tách ra để bạn hiểu rõ hơn. Công việc của Back-end Developer là truy cập và cơ sở dữ liệu được duy trì bởi trang web để điều khiển hệ thống thực hiện các yêu cầu. Chính bạn và mã code là điểm mấu chốt cho sự thất bại hay thành công trong việc bảo đảm trang web an toàn và hoạt động đúng theo dự định.

API

API là viết tắt của Application Programming Interface – giao diện lập trình ứng dụng là công cụ một số người cần dùng của bên thứ ba để hoạt động đúng cách. Lập trình viên Back-end làm việc với API và tạo ra nó có thể giúp ích phần lớn trong công việc phát triển web. Bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và không còn đau đầu khi chia tách coding một hệ thống phức tạp.

Back-end Developer skills

Kỹ năng cần có của một Back-end Developer

Để trở thành một Developer Back-end, mỗi người sẽ có một cách học khác nhau cũng như mục tiêu riêng biệt. Do đó, lộ trình học tập cũng như các kỹ năng cần thiết cũng khác nhau nhưng vẫn cơ bản vẫn cần những trang bị sau:

  • Ngôn ngữ: Trước hết, bạn cần thành thạo các ngôn ngữ cơ bản của Back-end gồm Java, PHP, Python, Ruby, Javascript,… cùng cách dùng Package Manager.
  • Kỹ năng Relational Database: Bạn cần hiểu về các phương pháp Database Terminologies khác nhau như các Key, Index, Normalization, Tuple,… trước khi chọn tool nhằm bảo quản dữ liệu trên hệ thống.
  • Công nghệ web Frontend: Để bạn có thể phối hợp tạo nên sản phẩm hoàn thiện với chất lượng cao.
  • Bạn cần am hiểu về các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu như CMS, CRM, RDBMS hay NoSQL,…
  • Khả năng quản lý môi trường lưu trữ gồm quản trị CSDL cũng như scaling ứng dụng cũng là điều cần thiết.

Mức thu nhập của một Back-end Developer là bao nhiêu?

Câu hỏi về mức lương của nhà phát triển Backend cũng rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định theo đuổi nghề nghiệp tương lai. Trong lĩnh vực gốc của phát triển web, mức lương của một Back-end Developer là cao nhất và con số cụ thể sẽ phụ thuộc vào kỹ năng làm việc, công ty cũng như kinh nghiệm của bạn.

Những thông tin hữu ích về Back-end Developer trên đây đã được tổng hợp giúp bạn có thể đưa ra được quyết định đúng đắn nhất cho mình. Hãy bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, chính là ngôn ngữ lập trình và trau dồi kiến thức thường xuyên để trở thành một nhà phát triển phần mềm thực thụ bạn nhé.

Đánh giá

Deprecated: Function get_bloginfo was called with an argument that is deprecated since version 2.2.0! The siteurl option is deprecated for the family of bloginfo() functions. Use the url option instead. in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/functions.php on line 6078