business-analyst

Business Analyst (BA)- Tổng hợp thông tin đầy đủ về nghề BA

20/06/2022

TECHVIFY

Trong giới công nghệ thông tin, người ta thường nhắc đến công việc  Business Analyst (BA). Đây cũng đang là một ngành nghề nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ hiện nay. Vậy nhu cầu xã hội, công việc và các kỹ năng của BA cần những gì? Cùng tìm câu trả lời chính xác thông qua những chia sẻ sau đây.

Khái niệm Business Analyst (BA)

Business Analyst hay BA là chuyên viên phân tích nghiệp vụ, hiểu một cách đơn giản hơn là BA đóng vai trò làm cầu nối giữa bên kinh doanh và đội ngũ kỹ thuật của doanh nghiệp. Theo đó, BA sẽ được chia thành 2 chuyên môn chính như sau:

  • Management Analyst: Đây là những chuyên gia tư vấn quản lý, là người chuyên đề xuất những giải pháp để cải thiện hiệu quả của công ty, tổ chức. Bên cạnh đó, họ còn tư vấn cho các nhà quản lý về cách làm cho các tổ chức hoặc công ty có lợi hơn thông qua giảm chi phí, tăng doanh thu.
  • System Analyst: Đây là các chuyên viên phân tích hệ thống, là người phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết những vấn đề kinh doanh có liên quan đến sử dụng  technical. Từ đó, xác định những cải tiến cần thiết cho công ty, thiết kế hệ thống thực hiện theo những thay đổi đó và đào tạo chuyển giao cho người khác. 
Business Analyst

Công việc tổng quát của Business Analyst (BA)

Những chuyên viên phân tích nghiệp vụ sẽ thực hiện những công việc cơ bản như sau:

Bước 1: Làm việc cùng khách hàng

Từ việc khơi gợi, khai thác các yêu cầu từ phía khách hàng, những chuyên viên BA sẽ trực tiếp phân tích. Từ đó, đưa ra những giải pháp phù hợp, cụ thể hóa, mô hình và tài liệu hóa những yêu cầu đó, rồi tiến hành xác nhận thông tin với khách hàng.

Bước 2: Chuyển giao thông tin bên trong nội bộ

BA thực hiện đưa thông tin đến các bộ phận liên quan như PM, Dev, QC,…và những team khác. Hoặc tiến hành 1 module được nhúng hay tích hợp trong một hệ thống bạn đang phụ trách.

Bước 3: Quản lý thay đổi

Bản chất của Business chính là sự luôn thay đổi, vật nên sẽ có những yêu cầu theo thời gian cần phải cập nhật lại. Do đó, BA cần phải thực hiện phân tích được sự ảnh hưởng đến hệ thống đó đồng thời quản lý từng phiên bản được cập nhật mới trong tài liệu.

Những kỹ năng nào cần thiết với Business Analyst (BA)?

Để trở thành BA chuyên nghiệp, không nhất thiết phải là người trong ngành IT, tuy nhiên bạn cũng phải bổ sung những tố chất nhất định. Cụ thể là:

Về chuyên môn

Đối với những người có nền tảng IT để trở thành BA cần bổ sung thêm những kiến thức cơ bản khác về nghiệp vụ kế toán, tài chính, nhân sự. Bởi ngoài những kiến thức nền tảng, tùy vào từng mức độ chuyên sâu của lĩnh vực bạn sẽ cần bổ sung thêm những kiến thức ngoài.

Với những người không chuyên IT, nhưng chuyên về marketing, họ thường linh hoạt hơn trong kỹ năng đàm phán, năng động và linh hoạt. Tuy nhiên để trở thành một “BA xịn”, cần có thêm kiến thức về hệ thống cũng như quy trình cần thiết.

business analyst ba 1 TECHVIFY Careers

Kỹ năng giao tiếp

BA cần có khả năng giao tiếp mạch lạc để trình bày chi tiết các yêu cầu dự án, thay đổi kết quả test. Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ và sử dụng thành thạo văn bản để giao tiếp cũng là những kỹ năng cần thiết của BA.

Kỹ năng công nghệ

Để có thể xác định các giải pháp kinh doanh, BA cần biết về các ứng dụng công nghệ đang được sử dụng, những kết quả đạt được qua  platform hiện tại. Theo đó, testing phần mềm và  design hệ thống cũng là những kỹ năng rất quan trọng.

Kỹ năng phân tích

Muốn trở thành một Business Analyst (BA) chuyên nghiệp, bạn phải có những kỹ năng phân tích để xác định được nhu cầu kinh doanh và hiểu đúng ý của khách hàng. Công việc của BA đôi khi cần thực hiện phân tích số liệu, kết quả khảo sát với người dùng cũng như khắc phục vấn đề, kỹ năng phân tích chính là thế mạnh để có lợi cho BA.

Business Analyst

Xử lý vấn đề và ra quyết định

Ngành IT luôn có sự thay đổi nhanh, công việc của các BA cũng thường xuyên có sự thay đổi. Khi các chuyên gia developer ra các giải pháp, nhưng không có gì là chắc chắn cả vậy nên các BA cần nhanh nhạy xử lý các vấn đề. 

Bên cạnh đó, khả năng đánh giá tình hình tốt và đưa ra quyết định cũng rất quan trọng. BA cũng cần phải có thêm các kỹ năng khác như quản lý, đàm phán thuyết phục khách hàng.

Thu nhập Business Analyst như thế nào?

Theo số liệu thống kê từ những trang tuyển dụng, mức lương tham khảo của Business Analyst (BA) như sau:

  • Junior Business Analyst có kinh nghiệm 1-2 năm lương từ 10-15 triệu tháng.
  • Senior Business Analyst từ 15-40 triệu theo mức kinh nghiệm và quy mô công ty.
  • Principal Business Analyst có mức lương từ 45-60 triệu/tháng với các tập đoàn lớn và tổ chức nước ngoài.
  • Business Analyst Manager thường > 50 triệu/ tháng ở những công ty lớn, tập đoàn danh tiếng.

Qua những thông tin chia sẻ trên đây, bạn có thể hiểu rõ hơn về công việc Business Analyst (BA). Techvify mong rằng qua đó, bạn có thể đưa ra cho mình định hướng tốt nhất.

5/5 - (1 đánh giá)

Deprecated: Function get_bloginfo was called with an argument that is deprecated since version 2.2.0! The siteurl option is deprecated for the family of bloginfo() functions. Use the url option instead. in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/functions.php on line 6031