10/06/2022
Front-end, Back-end hay Full-stack là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí của một lập trình viên trong mảng phát triển web hoặc web app. Tuy nhiên, khi nhập môn thì không phải ai cũng am hiểu và đưa ra được quyết định đúng đắn về công việc này. Nếu bạn đang còn nhiều phân vân về vị trí Front-end Developer thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Có thể hiểu đơn giản, Front-end là việc sử dụng những ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS hay JavaScript để thiết kế ra các giao diện ứng dụng hoặc trang web cho người dùng. Những gì bạn có thể chạm, lướt, nhìn thấy và tương tác trên màn hình chính là kết quả của lập trình Front-end và là thành quả của Front-end Developer.
Về cơ bản, một lập trình viên Front-end sẽ chịu trách nhiệm phát triển các giao diện bên ngoài của một website dựa vào yêu cầu của khách hàng và bản thiết kế. Không chỉ thiết kế có thể sử dụng mà lập trình viên còn phải đảm bảo các giao diện có thể tương thích với các thiết bị bởi mỗi thiết bị có một kích thước màn hình riêng và độ phân giải khác nhau.
Là một lập trình viên ở vị trí Front-end, lập trình viên cần thực hiện nhiều công việc khác nhau. Các công việc đó là sự kết hợp giữa nhiều kỹ năng cần có của một Developer Front-end, cụ thể:
Bất cứ lập trình viên nào cũng cần phải nắm chắc các ngôn ngữ lập trình chuyên dụng, Bên cạnh đó, họ còn phải chuẩn bị thêm nhiều kỹ năng khác phục vụ cho công việc. Một Developer Front-end cần phải trau dồi cho mình những kỹ năng sau đây:
Đây là 2 ngôn ngữ lập trình cơ bản nhất để tạo dựng nên giao diện website. Nếu không nắm chắc ngôn ngữ này thì chắc chắn bạn không thể thiết kế được trang web. Đây cũng chính là 2 ngôn ngữ đầu tiên mà bạn cần học một cách nhuần nguyễn trước khi trở thành lập trình viên Front-end.
JavaScript là ngôn ngữ dùng để tạo ra tương tác giữa người dùng và giao diện website. Cùng với HTML và CSS, ngôn ngữ này trở thành một phần không thể thiếu trong việc tạo dựng website và là vũ khí quan trọng mà không một Front-end Developer không thể bỏ qua.
Trong JavaScript có tồn tại những bộ khung được tạo nên từ các đoạn code, thư viện nhằm tối giản công sức trong quá trình phát triển ứng dụng. Hiện nay Front-end yêu cầu có 4 Framework hàng đầu bao gồm: AngularJS, Backbone, Ember, và ReactJS.
Ngôn ngữ tiền xử lý CSS (CSS Preprocessors) ra đời với nhiệm vụ logic hoá và cấu trúc các đoạn mã CSS để tiến gần hơn với một ngôn ngữ lập trình. việc sử dụng CSS Preprocessors sẽ giúp tiết kiệm thời gian code, dễ dàng bảo trì và các tập tin được tổ chức một cách rõ ràng hơn.
Tỷ lệ truy cập Internet và website từ thiết bị di động đã cao hơn so với Desktop rất nhiều nên kỹ năng thiết kế website trên Mobile đóng vai trò quan trọng mà một Front-end Developer không thể bỏ qua. Responsive là việc thiết kế website sao cho nó có thể tương thích với các loại thiết bị điện tử hiển thị trên nhiều kích thước khác nhau.
Phần lớn các website hiện nay đều xây dựng trên hệ thống CMS, là hệ thống quản lý nội dung và điển hình là WordPress, Drupal và Magento. Các lập trình viên Front-end tương lai cần chuẩn bị kỹ năng làm việc với hệ thống này một cách thành thạo trước khi bước vào công việc.
Đây là cách gọi tắt của User Interface – giao diện người dùng và User Experience – trải nghiệm người dùng. Hiện nay, UI và UX đã trở thành 2 yếu tố rất quan trọng trong thiết kế website mà mọi lập trình viên Front-end cần tìm hiểu và nắm chắc.
Như những công việc khác, mỗi mức độ kinh nghiệm của một lập trình viên sẽ sở hữu thu nhập khác nhau. Tại Việt Nam hiện nay, vị trí Front-end Developer có mức lương trung bình dao động từ 15 – 22 triệu/1 tháng. Đây có thể coi là một mức thu nhập khá hấp dẫn so với lương trung bình của nhiều ngành nghề khác.
Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin về vị trí Front-end Developer để bạn có thể nắm rõ và từ đó đưa ra được lộ trình học tập và theo đuổi phù hợp. Hãy siêng năng trau dồi các kỹ năng để có thể trở thành một lập trình viên thực sự với mức thu nhập hấp dẫn nhé.