Process-Quality-Assurance

Tìm hiểu về công việc Process Quality Assurance/PQA

20/06/2022

TECHVIFY

Hiện trong những công ty sản xuất phần mềm, quan niệm PQA vẫn chưa có sự thống nhất và vẫn còn trộn lẫn với bộ phận test phần mềm. Nhưng trên thực tế, PQA liên quan đến chất lượng quy trình, đây hiện là công việc có nhu cầu cao hiện nay. Cùng tìm hiểu chi tiết về vị trí Process Quality Assurance/PQA qua bài viết sau đây.

Process Quality Assurance/PQA là gì?

Process Quality Assurance được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là đảm bảo chất lượng quy trình, làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phần mềm. Nhưng trên thực tế, quan niệm về PQA vẫn chưa thực sự rõ ràng đến hiện nay. Bạn có thể hiểu đơn giản, để ra đời được một sản phẩm cần trải qua nhiều khâu kiểm định và  bảo đảm và vị trí PQA sẽ đảm bảo quy trình đó.

Nhiều người còn gọi chuyên viên PQA là người “bới lông tìm vết” quy trình sản xuất phần mềm. Họ sẽ giám sát và theo dõi những lỗi sai để nhân viên thực hiện đúng tiến độ. Tuy nhiên công việc này còn bao gồm nhiều nhiệm vụ khác, không phải ai cũng có đủ kỹ năng để có thể đảm bảo thực hiện tốt công việc này.

Mô tả công việc chi tiết của Process Quality Assurance/PQA

Chuyên viên PQA có nhiều công việc cần thực hiện, cụ thể như sau:

Nhiệm vụ chính

Như đã đề cập ở trên, Process Quality Assurance/PQA sẽ đảm nhiệm vị trí đảm bảo cho quy trình chất lượng sản xuất, có 2 nhiệm vụ chính:

  • Chịu trách nhiệm lên kế hoạch, xây dựng hệ thống quy trình phần mềm theo dự án của doanh nghiệp. Thông qua áp dụng các quy trình quản lý hoặc quy trình chuẩn theo quy định, cách thức hoạt động của công ty.
  • Theo dõi, giám sát kiểm tra hoạt động của từng bộ phận, dự án. Sau đó, đưa a những nhận định, đề xuất những phương án cải tiến nhằm mục đích giúp cho quy trình hoạt động tốt hơn.
Process Quality Assurance

Một số công việc khác

Bên cạnh hai nhiệm vụ căn bản trên, các chuyên viên PQA còn phải thực hiện nhiều công việc khác để đảm bảo hoạt động hai nhiệm vụ chính hiệu quả. Một số công việc điển hình đó là:

  • Đề xuất quy trình phát triển sản phẩm phù hợp với từng mục đích và yêu cầu của dự án.
  • Đưa ra những tài liệu, văn bản mẫu… hướng dẫn đội ngũ nhân viên của từng bộ phận trong nhóm về phát triển sản phẩm.
  • Kiểm tra, kiểm soát, kiểm thử và audit quá trình thực hiện công việc của đội ngũ nhân viên có đúng quy trình hay không. Nếu phát hiện lỗi sai sẽ có phương án xử lý kịp thời để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ quy trình.
  • Chủ động đưa ra những phương án điều chỉnh, thay đổi các quy trình sao cho phù hợp với quy trình từng công đoạn, từng bộ phận để cùng tạo nên chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn về quy trình.

Yêu cầu cơ bản của Process Quality Assurance/PQA

Công việc PQA là một vị trí đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ quan trọng, mấu chốt của công ty, chính vì thế vị trí này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, bao gồm:

  • Có nền tảng kỹ năng vững chắc và kiến thức chuyên môn sâu rộng trong hệ thống quy trình và tiến độ ứng dụng đang đảm nhiệm.
  • Kỹ năng, năng lực tư duy, tổ chức triển khai đóng vai trò mấu chốt,
  • Kỹ năng nghiên cứu, phân tích thống kê và giám sát số liệu, tài liệu.
  • Kỹ năng làm việc độc lập, giải quyết vấn đề, xử lý, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp linh hoạt giữa cứng nhắc và mềm mỏng khi cần.

Đặc trưng của nghề Process Quality Assurance/PQA

PQA thực sự là một vị trí quan trọng trong mọi tổ chức chuyên về hoạt động phần mềm. Khi đầu tư cho PQA các doanh nghiệp cũng cần phải bỏ ra những khoản phí nhất định để giúp quy trình được duy trì và ứng dụng tốt vào thực tiễn.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay để có thể tuyển dụng được một PQA chất lượng không hề dễ dàng. Do đó, tình trạng “dùng chung” hiện nay đang diễn ra khá phổ biến. Vị trí PQA ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ không được phân chia rạch ròi, thường bộ phận QA sẽ đảm nhiệm cả hoạt động của PQA và SQA.

Điều này vô tình dẫn đến những nghiệp vụ chuyên sâu của PQA không được phát huy triệt để. Nhưng nếu sử dụng hoạt động của mộ PQA chuyên biệt chắc chắn sẽ đưa ra được những tiêu chuẩn rõ ràng, phương án tối ưu cho doanh nghiệp.

Thu nhập của Process Quality Assurance/PQA

Công việc của Process Quality Assurance/PQA đòi hỏi rất nhiều kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm việc. Chính vì thế, đây không phải là công việc thích hợp để phỏng vấn với những bạn chưa có kinh nghiệm, nhưng đây lại là vị trí đáng để hướng tới từ những vị trí thấp hơn. Theo đó, mức lương của một chuyên viên PQA có thể từ $2,000- $3,000.

Qua những thông tin trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về chuyên viên Process Quality Assurance/PQA. Vị trí này đóng vai trò quan trọng trong kiểm định và giám sát toàn bộ quy trình, nâng cao các kỹ năng liên quan là bước đầu để bạn trở thành PQA chuyên nghiệp.

5/5 - (1 đánh giá)

Deprecated: Function get_bloginfo was called with an argument that is deprecated since version 2.2.0! The siteurl option is deprecated for the family of bloginfo() functions. Use the url option instead. in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/functions.php on line 6078